Công dụng Ngoi

Y học

Hoa Ngoi.

Ngoi có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng viêm, giảm đau, thu liễm, sát khuẩn.[15] Thành phần hóa học chứa salasonin, solamaegin, salosodin (0,26%), solaverbascin (0,01%), solaverin I,II, III, solaverol A, B. Lá Ngoi còn chứa flavonoit, tinh dầu (chủ yếu là carryophylen và germacren D). Một số chất hóa học phân lập được từ thân Ngoi là dẫn chất cinnamit, N(p-hydroxyphenylethyl) p- coumaramtd và axit vanillic. Ngoài ra, glycoalcaloid từ cây Ngoi (0,37% trong lá) có tác dụng chống ôxi hóa, bảo vệ gan, chống viêm cấp. Các flavonoit trong lá Ngoi có tác dụng kháng vi khuẩn gram dương và kháng các loài nấm Aspergillus flavus, Candida albicans.

Theo các nghiên cứu thực nghiệm, cao chiết toàn phần bằng ethanol 400 từ lá cho kết quả gây độc liều LD50 là 185g dược liệu/kg thể trọng động vật thí nghiệm. Phân đoạn glycoalcaloitTP có hoạt tính chống ôxi hóa tốt nhất 31,49%, còn phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính chống oxy hoá 22,92%. Đồng thời phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại (liều tương đương 10g dược liệu/kg thể trọng/ngày) có tác dụng chống viêm cấp. Tác dụng mạnh nhất ở thời điểm sau khi gây phù 3 giờ và 4 giờ. tHí nghiệm trên ruột chuột lang cô lập cho thấy Phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại ở nồng độ 0,15% và 0,30% đều có tác dụng tăng trương lực cơ. Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng giãn trương lực cơ.

Trong dân gian, lá cây được dùng đắp ngoài chữa sưng viêm, mưng mủ, ung nhọt lở loét, vết rắn cắn, té ngã tổn thương, lòi dom, khí hư ở phục nữ, tiểu đục, làm thuốc điều kinh và chứng rối loạn niệu đạo. Nước rễ sắc uống chữa đau dạ dày, phong thấp tê bại, bệnh bạch cầu mạn tính. Tuy nhiên, do có chứa độc tính, lá Ngoi có thể gây sẩy thai và vì vậy không dùng cho phụ nữ mang thai. Tại Trung Quốc, đôi khi Ngoi được dùng để chữa sang thủng độc, thấp sang đau lưng, gãy xương, ngoại thương cảm nhiễm, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ đau, ngoại thương xuất huyết, tiêu chảy ở trẻ em, sa tử cung. Ở Ấn Độ, Ngoi được sấy khô, tán bội, khi dùng thì thêm nước tạo thành bột nhão để đắp trị viêm ngoài da và chữa bỏng lửa. Ở Malaysia, toàn cây Ngoi được dùng nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Lá tươi hơ nóng, hoặc giã nát đắp lên hai thái dương chữa nhức đầu. Nước sắc của rễ uống trị rối loạn tiêu hóa sau bữa ăn hoặc các cơn đau dữ dội trong người. Ở Papua New Guinea, cây uống trị đau dạ dày, dùng ngoài trị ngứa da và phát ban. Ở quần đảo Solomon, dịch ép lá dùng làm nước súc trị đau miệng. Trong thú y, lá Ngoi thái nhỏ để nhỏ vào lỗ mũi ngựa trị sổ mũi.

Lĩnh vực khác

Lá Ngoi được sử dụng ở Philippines để tẩy dầu mỡ ra khỏi chén dĩa. Quả Ngoi có độc đối với người, có thể gây ra các chứng nhức đầu, vọp bẻ, nôn mửa, tuy nhiên nó cũng là một thành phần thường thấy trong một số trong món ăn Đông Nam Á. Trong ẩm thực Nam Ấn Độ, quả Ngoi là một thành phần của cà ri. Cây Ngoi cũng được dùng làm thuốc độc tẩm mũi tên tại các quốc gia châu Á vùng nhiệt đới. Tại các nước vùng Caribê cây được trồng làm cảnh hoặc dùng làm cây tạo bóng râm cho các loại cây cà phê sinh trưởng trong bóng râm.[12]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngoi http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Solan... http://books.google.com/books?id=7FJqgQ3_tnUC http://books.google.com/books?id=8mh056R6lGsC&dq http://books.google.com/books?id=Wzmo7cHvhZkC http://books.google.com/books?id=ai97pkgIH5MC&vq http://books.google.com/books?id=tvk5FN3L-Q0C http://books.google.com/books?id=ucvFdpS2tBMC&dq http://books.google.com/books?id=vF_1X65cDxYC&dq http://nativeplantproject.com/SABALS/wetland_shrub... http://www.thuocvuonnha.com/c/chua-tri-tri-ngoai-v...